Trong khi các chủ nhà có hệ thống tấm pin mặt trời trên mái nhà nhằm tạo ra đủ lượng điện để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của gia đình họ, các trang trại năng lượng mặt trời – Solar Farm quy mô lớn được thiết kế tạo ra đủ điện để cung cấp cho hàng ngàn gia đình và doanh nghiệp. Vậy chúng hoạt động như thê nào? Chúng cung cấp năng lượng vào lưới điện giống như các nhà máy năng lượng nhiên liệu hóa thạch, ngoại trừ việc chúng không gây ô nhiễm dưới bất kỳ hình thức nào và sử dụng rất ít nước so với các nhà máy điện truyền thống.
Mục lục
Solar Farm là gì?
Là một hệ thống điện mặt trời có quy mô lớn, nơi các tấm quang điện (PV), được gọi là các tấm pin mặt trời, hoặc các phương tiện thu năng lượng mặt trời khác, chúng đươc sử dụng để thu năng lượng mặt trời. Chúng khác với hệ thống trên mái nhà và thậm chí cả hệ thống thương mại, chúng thường gắn trên mặt đất được lắp đặt trên các khu vực rộng lớn, thay vì cung cấp trực tiếp cho người dùng nó sẽ bán lại điện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Vì vậy mà Solar Farm góp phần to lớn trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Các tên gọi: Trang trại năng lượng mặt trời, công viên năng lượng mặt trời và trạm năng lượng mặt trời, nhà máy điện mặt trời.
Solar Farm lớn như thế nào?
Các trạm năng lượng mặt trời có thể dao động từ 10 kW đến 100 kW, thậm chí hàng 1000 megawatt (mỗi MW tương đương với 1000 kW). Solar Farm lớn nhất được lắp đặt trên thế giới là Pavagada Solar Park, được hoàn thành vào năm 2019 tại Ấn Độ, hệ 2.050 MW có thể cung cấp năng lượng cho hàng trăm ngàn hộ gia đình.
Các loại trang trại điện mặt trời khác nhau ở kích thước khác nhau. Các trang trại cộng đồng đôi khi chỉ nhỏ bằng 10 kilowatt và có kích thước lên tới vài megawatt hay nhà máy điện quy mô lớn thường là 5 MW hoặc lớn hơn.
Solar Farm có giá bao nhiêu?
Chúng sẽ rẻ hơn để xây dựng và vận hành so với hệ thống trên mái nhà. Họ tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Khi lắp đặt một Solar Farm thì cần mua các tấm pin mặt trời và các thiết bị khác với giá rẻ hơn vì mua số lượng lớn sẽ có mức chiếc khấu tốt, cũng như đảm bảo đất đai cần thiết cho một trang trại solar. Các trạm cũng có thể được đặt ở một vị trí lý tưởng hơn mà không bị các vấn đề như bóng cây. Tất cả điều đó có nghĩa là trang trại sản xuất điện với chi phí thấp hơn so với có thể sản xuất trên mái nhà.
Các dự án điện mặt trời ở quy mô lớn thường sẽ có ít nhất 1 megawatt (MW), đây là nhà máy điện có khả năng cung cấp cho khoảng 200 hộ gia đình. Mặc dù chi phí sẽ dao động dựa trên một số yếu tố như vị trí và số giờ nắng có sẵn, nhà cung cấp thương mại hàng đầu GivaSolar đã công bố rằng chi phí trên mỗi watt cho việc lắp đặt năng lượng mặt trời ở quy mô này là khoảng 10-15 triệu/watt.
Xây dựng một Solar Farm cần bao nhiêu đất?
Mỗi kilowatt cần khoảng 6 mét vuông không gian. Chẳng hạn, một mảng năng lượng mặt trời 5 kW thông thường cần khoảng 30 không gian mái. Các dự án năng lượng mặt trời lớn cần nhiều đất hơn một chút so với những gì cần cho các tấm pin. Với tất cả các thiết bị và không gian giữa các hàng pin, Solar Farm 1 MW thường cần 6000 đến 8000 mét vuông
Mất bao lâu để xây dựng một trang trại năng lượng mặt trời?
Tùy thuộc vào quy mô của dự án năng lượng mặt trời và số lượng nhân công lắp đặt, việc xây dựng nó có thể được hoàn thành trong vài tháng. Tuy nhiên, có thể mất nhiều năm để hoàn thành tất cả các phê duyệt và hợp đồng cần thiết cho một trang trại. Hệ càng lớn càng mất nhiều thời gian hơn và nhân lực hơn. Sau khi một trang trại được hoàn thành và hoạt động, nó cần ít bảo trì và có thể bảo trí 3-4 năm/1 lần. Vì chúng khá lớn nên bạn cần đến robot để sinh.
Những sự thật về Solar farm bạn cần biết
– Chúng tạo ra điện cục bộ và cung cấp cho lưới điện địa phương bằng cách sử dụng một nguồn năng lượng miễn phí (mặt trời) để tạo ra điện
– Cứ mỗi 5MW được lắp đặt, một Solar Farm sẽ cung cấp năng lượng cho hơn 1.500 ngôi nhà hàng năm (dựa trên mức tiêu thụ trung bình hàng năm là 3.300 Kwh điện cho một ngôi nhà) và tiết kiệm 2.150 tấn CO2. Cần khoảng 25 mẫu đất cho mỗi 5 megawatt (MW) lắp đặt.
– Tăng giá trị sử dụng đất cho chủ đất, Chúng có thể sử dụng hai mục đích: vừa lắp đặt điện mặt trời bên trên, bên dưới có thể chăn thả gia súc, trồng hoa màu.
– Nếu 10.000MW được lắp đặt trên mặt đất, nó sẽ chỉ sử dụng 0,1% diện tích đất nông nghiệp nhưng có thể tạo ra đủ điện cho hơn 3 triệu gia đình.
– Cần ít bảo trì
– Không có sản phẩm phụ hoặc chất thải được tạo ra, ngoại trừ trong quá trình sản xuất hoặc tháo dỡ.
– Chúng có tác động trực quan và môi trường thấp hơn so với các hình thức phát điện khác
– Tái tạo cho người tiêu dùng lựa chọn mua điện sạch và giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch
Lợi thế thúc đẩy cho Solar Farm phát triển ở nước ta:
(1) Điều kiện thời tiết khí hậu tốt – Lượng bức xạ năng lượng mặt trời có thể đảm bảo ở mức cao
(2) Nước ta có Chính sách khích khuyến phát triển năng lượng sạch
(3) Cơ sở hạ tầng đường dây tải điện quốc gia đủ truyền tải khối lượng lớn điện năng
Chúng ta đang có cả 3 yếu tố trên. Tuy nhiên cách nhiều nhà đầu tư ồ ạt lại đã khiến đường dây truyền tải không đáp ứng đủ số lượng lớn các trang trại cùng hoạt động. Vì vậy mà bây giờ chúng đang chững lại.
Tuy nhiên trong tương lai chắc chắn chúng sẽ phát triển mạnh hơn nữa về cả về quy mô và số lượng từ Bắc chí Nam với các lý do:
- Nhà máy thủy điện không còn đáp ứng đủ số lượng điện cho thương mại.
- Nhà máy nhiệt điện than thì khá tốn kém nguồn đầu tư nguyên liệu để vận hành
- Các nguồn cung điện khác vẫn đáp ứng không đủ nhu cầu trong tương lai
- Yếu tố môi trường
Kết luận: Điện mặt trời vẫn là “miếng mồi ngon” để khai thác, nhưng chỉ giành cho người biết “lối chơi” đúng đắn.
Các hình thức bạn có thể đầu tư cho Solar Farm:
Đây được xem là hình thức đầu tư khá hấp dẫn dành cho những nhà đầu tư có nhiều vốn và đất, kể cả khi bạn thuế đất, khi việc mua bán điện chính thức có hiệu lực vào tháng 6/2017. Hiện tại có 2 hình thức đầu tư vào loại hình này:
Điện mặt trời mặt đất:
Đây được xem là loại hình được thiết kế phổ biến nhất hiện nay!
Hình thức là lắp đặt các Pin năng lượng mặt trời được phủ trên diện tích mặt đất, tất nhiên sẽ có dàn khung đỡ tấm pin.
Nước ta đã có nhiều nhà máy điện mặt đất ở Bình Thuận, Đà Nẵng, Bình Định, Ninh Thuận, Phú Yên…
Điện mặt trời nổi:
Tương đồng với chủ đích của điện mặt trời trên mặt đất: tận dụng không gian trống để lắp đặt hệ thống điện mặt trời nhưng điện mặt trời nổi là tận dụng khoảng không gian mà hầu như con người không sử dụng nhiều để xây dựng nhà máy phát điển. Đó chính là bề mặt của nước.
Việt Nam đã có dự án điện năng lượng mặt trời nổi đầu tiên trên mặt hồ thủy điện Đa Mi, thuộc tỉnh Bình Thuận, với tổng công suất thiết kế 47,5MW.