Có thể bạn đang nghĩ đến việc cài đặt một hệ thống điện mặt trời nhưng bạn không chắc là khi đặt chúng hoạt động ở điều kiện khí hậu ngoài trời thì liệu có bị hư hỏng gì hay không. Vậy rốt cuộc, nếu vào mùa mưa bão hoặc vị trí địa lý nơi bạn sinh sống liên tục có mưa to gió lớn thì các tấm pin có chống thấm nước không? sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Hãy cũng tìm hiểu bài viết sau nhé!
Mục lục
Tấm pin năng lượng có thể chống nước mưa không?
Vì các tấm pin cần phải được đặt ngoài trời để có thể tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mà trời để chuyển hoá thành điện năng, vì thế chúng cần được thiết kế để chống chịu với mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Các nhà sản xuất phải đưa các sản phẩm của họ đến phòng thí nghiệm để kiểm tra xem chúng có đảm bảo hiệu suất tốt khi hoạt động ở điều kiện khắc nghiệt ngoài trời hay không. Các bài kiểm tra bao gồm nhiệt độ cao, nhiệt độ lạnh đóng băng, mưa đá, gió bụi…
Vì mưa là một hiện tượng thời tiết tự nhiên hầu như xuất hiện mọi nơi trên trái đất, do vậy các nhà sản xuất đã thiết kế cấu tạo để chúng có khả năng chống thấm nước và giữ cho các tế bào quang điện bên trong không bao giờ bị rò rỉ nước vào. Trên thực tế, hầu hết khi lắp đặt các mảng pin sẽ đặt một góc nghiêng tối thiểu là 15° để tránh nước mưa không bị đọng lại.
Tuy nhiên, vì các tấm pin có cấu trúc như một thiết bị điện tử nên nếu bị nước xâm nhập vào bên trong mô-đun có thể sẽ bị hư hỏng, bạn cần phải chú ý. Lý do chúng không bị nước mưa tác động đến hiệu suất là bởi vì đường dây điện và tế bào quang điện được bảo về bởi lớp kính, khung nhôm, tấm nền nhựa polymer cao cấp có khả năng chống thấm nước cực kỳ cao.
Hình dưới đây minh hoạ rất rõ về chi tiết cấu tạo các thành phần của một tấm pin:
Tất cả các bộ phận này bảo vệ các tế bào điện và dây điện tránh không bị ẩm ướt, không chỉ giúp chống chịu với trời mưa bão mà còn cho phép bạn có thể dùng vòi xịt để phun làm sạch khi bị bám bụi bẩn, lá cây, phân chim…
Lớp đệm cũng khá quan trọng. Trong trường hợp tấm pin mặt bị hỏng lớp đệm thì nước có thể xâm nhập vào và làm chạm mạch dẫn đến hư hại mô-đun. Tuy nhiên, hầu hết các nhà sản xuất đều bảo hành điều này khá lâu dài nên bạn có thể không phải lo lắng.
Khi trời mưa gió các tấm pin có thể sẽ được làm sạch bụi bẩn, tuy nhiên khi nước và bụi kết hợp sẽ rất có thể bám vào các góc cạnh, điều này có thể ảnh hưởng đến sản lượng điện tạo ra của hệ thống. Do đó, vào mùa mưa bão bạn nên quan tâm và vệ sinh cho các tấm pin mặt trời để đảm bảo hiệu suất luôn đạt mức tối ưu.
Đừng quên mái nhà của bạn!
Khi lắp đặt hệ thống mặt trời trên mái đòi hỏi bạn phải khoan lỗ gắn giá đỡ để lắp tấm pin, điều này sẽ tạo ra các khoảng trống chỗ lỗ gắn ốc-vít. Để tránh nước mưa có thể rò rỉ vào ngôi nhà của bạn nên dùng các chất liệu chuyên dụng để “trám” vào những chỗ trống này hoặc cách đơn giản nhất là sử dụng bu lông kèm theo khi gắn ốc-vít.
Thông thường các chất liệu “trám” và bu lông sẽ có thể bị hỏng do ánh nắng mặt trời, oxy hoá… sau 10-15 năm, do đó bạn hãy lưu ý vấn đề này để có thể thay thế giúp bảo vệ mái nhà của mình.
Như bạn có thể thấy, có rất nhiều vấn đề khi đề cập đến khả năng chống thấm nước của hệ thống điện năng lượng mặt trời trên mái nhà của bạn. Mặc định các tấm pin cao cấp đã được thiết kế chống thấm nước rất tốt nhưng nếu việc lắp đặt hệ thống không tốt có thể sẽ gây ra những thiệt hại cho ngôi nhà cũng như tốn kém chi phí của bạn.