Hướng dẫn vệ sinh và bảo trì đèn năng lượng mặt trời

Hướng dẫn vệ sinh và bảo trì đèn năng lượng mặt trời

Để tránh phải tốn thời gian và chi phí trong việc sửa chữa và thay thế đèn ngoài trời năng lượng mặt trời, bạn cần phải thường xuyên vệ sinh và bảo trì các bộ phận trên thiết bị, giúp đèn hoạt động bền lâu.

Tham khảo bài viết về hướng dẫn vệ sinh và bảo trì đèn năng lượng mặt trời sau đây để bạn có thêm những thông tin trong việc chăm sóc và làm sạch các bộ phận của thiết bị.

Hướng dẫn vệ sinh và bảo trì đèn năng lượng mặt trời 1

Mục lục

Những điều cần làm để vệ sinh và bảo trì đèn năng lượng mặt trời

Thường xuyên tỉa cành cây và các cây nhỏ khác

Bởi vì đèn sử dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời nên bất kỳ cây trồng, cây bụi nào che đi một phần ánh sáng trong ngày cũng cần phải được cắt và tỉa thưa thường xuyên để bảo đảm tấm pin mặt trời của bạn tiếp xúc hoàn toàn với mặt trời.

Tùy theo tốc độ tăng trưởng của cây trồng trong vườn hay những bụi cây xung quanh mà bạn cần chú ý để thường xuyên cắt tỉa chúng, có thể một lần mỗi tháng hay thậm chí nhiều hơn.

Hướng dẫn vệ sinh và bảo trì đèn năng lượng mặt trời 2

Vệ sinh tấm pin của đèn

Tấm pin mặt trời nếu tích lũy nhiều lớp bụi hay các mảnh vụn khác nhau thì không thể sạc đầy pin trong nhiều giờ nắng và ảnh hưởng tới mức độ hoạt động của thiết bị.

Nếu không có đủ năng lượng được lưu trữ trong pin, đèn LED chiếu sáng năng lượng mặt trời sẽ không hoạt động được lâu khi trời tốt và có thể rút ngắn tuổi thọ của pin lưu trữ. Vì thế bạn nên chú ý và vệ sinh tấm pin thường xuyên.

Hướng dẫn vệ sinh và bảo trì đèn năng lượng mặt trời 3

Cách tốt nhất để vệ sinh đèn là sử dụng nước xà bông và vải mềm. Bạn cần sử dụng loại bàn chải lông mềm để loại bỏ các mảnh vụn hay bụi bẩn khó khăn.

Khi các bộ phận của đèn còn nóng sau thời gian hoạt động thì không nên lau chùi ngay lập tức mà tốt nhất là nên vệ sinh sớm hay muộn hơn trong ngày.

Hầu hết các chủ nhà thường làm sạch tấm pin mặt trời của họ khoảng một lần mỗi tháng. Nếu đang sống trong khu vực có nhiều bụi bẩn, tốt nhất bạn cần nên thực hiện nhiệm vụ này thường xuyên hơn.

Vệ sinh bóng đèn và các bộ phận khác

Không chỉ lau chùi tấm pin năng lượng mặt trời được trang bị trên đèn, bạn cũng cần vệ sinh cả bóng đèn và các bộ phận khác để thiết bị có thể hoạt động lâu dài.

Với nước xà bông, vải mềm và bàn chải lông mềm, bạn có thể dễ dàng vệ sinh bất kỳ bùn, bụi bẩn hay mảnh vụn bám trên bóng đèn và các bộ phận khác

Hướng dẫn vệ sinh và bảo trì đèn năng lượng mặt trời 4

Làm sạch thường xuyên các bộ phận bằng kim loại hay bằng nhựa của đèn để kéo dài tuổi thọ và duy trì sự hấp dẫn thị giác của chúng.

Vệ sinh mặt kính hay bóng đèn bằng nhựa có thể đảm bảo bụi bẩn và bụi không làm ức chế tới sự chiếu sáng của đèn

Kiểm tra bóng đèn và các bộ phận khác có bị hư hại

Trong khi vệ sinh bóng đèn và các bộ phận khác, bạn cũng có thể kiểm tra xem chúng có bị hư hại hay không, chẳng hạn như các bóng đèn bị nứt, các bộ phận bằng nhựa hay bằng kim loại bị hỏng.

Hướng dẫn vệ sinh và bảo trì đèn năng lượng mặt trời 5

Nếu tìm thấy thiệt hại bên trên, bạn có thể nhanh chóng đặt hàng và thay thế các thành phần bị hỏng. Nếu không thể tìm thấy bộ phận bị hư, bạn phải thay thế cả vật cố định của đèn

Kiểm tra pin có bị ăn mòn hay không

Nếu pin lưu trữ của bạn không thể sạc đầy hay đèn không hoạt động bình thường, có thể là do pin của bạn bị ăn mòn hay hư hỏng. Cần kiểm tra kỹ lưỡng để loại bỏ lớp ăn mòn đó.

Bạn cần các công cụ để tháo dỡ bộ phận cố định của mình và mở vỏ pin, bạn có thể tìm thấy lớp bụi bẩn bám bên trên.

Hướng dẫn vệ sinh và bảo trì đèn năng lượng mặt trời 6

Bạn có thể loại bỏ lớp ăn mòn bằng bàn chải mềm. Nếu chúng khó khăn và cứng đầu, có thể sử dụng lớp giấy nhám mịn để loại bỏ. Nếu lớp ăn mòn không còn có thể vệ sinh được nữa thì tốt nhất bạn nên thay thế chúng.

Một lưu ý khi sử dụng pin đó chính là nếu bạn có ý định cất giữ đèn ngoài trời trong thời gian dài thì tốt nhất nên tháo pin ra để tránh chúng bị ăn mòn.

Thay thế pin lưu trữ nếu cần

Pin lưu trữ sử dụng cho đèn thường có tuổi thọ kéo dài từ một đến ba năm trước khi cần được thay thế.

Bạn có thể biết lúc cần phải thay pin khi thấy đèn hoạt động ít hơn vào ban đêm, ánh sáng của đèn bị mờ dần hay thậm chí thiết bị ngừng hoạt động hoàn toàn.

Bạn cần phải thực hiện một vài thử nghiệm trước khi mua pin mới. Đơn giản là làm sạch các tấm pin để đảm bảo chúng không phải là nguyên nhân khiến thời gian hoạt động của pin bị rút ngắn hơn.

Hướng dẫn vệ sinh và bảo trì đèn năng lượng mặt trời 7

Tiếp theo là bật công tắc sang vị trí tắt và để đèn ở nơi nhận ánh sáng mặt trời trực tiếp từ hai đến ba ngày, điều này để đảm bảo đèn có cơ hội sạc đầy mà không cần sử dụng năng lượng được lưu trữ vào ban đêm.

Sau khi làm hết các thử nghiệm trên mà đèn của bạn vẫn không hoạt động bình thường thì có lẽ đã đến lúc thay pin mới.

Kiểm tra dây điện và các kết nối

Một trong những lợi ích khi sử dụng đèn bằng năng lượng mặt trời là bạn không cần phải lo lắng việc đi dây điện rắc rối khó khăn, thế nhưng vẫn có vài dây dẫn bạn cần chú ý để đảm bảo không ảnh hưởng tới hoạt động của đèn.

Hướng dẫn vệ sinh và bảo trì đèn năng lượng mặt trời 8

Nếu thiết bị của bạn có tấm pin mặt trời riêng biệt thì bạn sẽ cần một hay hai dây kết nối. Mặc dù loại dây này khá chắc chắn và có độ bền tốt nhưng bạn cũng cần kiểm tra xem chúng có bị đứt do vật nuôi cắn.

Các dụng cụ cần thiết để vệ sinh đèn mặt trời

  • Khăn giấy hay bất kỳ mảnh vải mềm nào
  • Tua vít
  • Bàn chải mềm
  • Bình xịt nước
  • Chai nước đánh bóng kiếng
  • Giấy nhám ướt và khô từng lớp khác nhau
  • Băng keo dán để sơn tường
  • Isopropyl alcohol
  • Giấy cạc tông

Các bước vệ sinh đèn năng lượng mặt trời

Bước 1 – Tháo tấm pin mặt trời ra khỏi đèn

Tháo rời từng bộ phận của đèn như mặt đèn chứa tấm pin năng lượng mặt trời, vỏ đèn phía dưới…bằng cách vặn mặt đèn phía trên ngược chiều kim đồng hồ.

Bước 2 – Vệ sinh tấm pin đèn

Vệ sinh đầu đèn phía trên bằng miếng rửa chén cùng xà phòng. Chà nhẹ nhàng xung quanh góc và phía trong tấm pin năng lượng mặt trời rồi rửa bằng nước sạch, sau đó lau khô bằng khăn mềm.

Kiểm tra xem đèn phía dưới có hoạt động hay không bằng cách bật công tắc.

Bước 3 – Vệ sinh thân đèn

Dùng miếng rửa chén cùng xà phòng chà xung quanh và phía bên trong thân đèn thật kỹ càng, rửa bằng nước sạch rồi dùng khăn lau khô thật kỹ.

Bước 4- Băng xung quanh tấm pin và phun nước để làm ẩm

Dùng băng keo dính dùng để dán tường khi sơn dán xung quanh bốn góc của tấm pin năng lượng mặt trời. Sau đó xịch một ít nước vào tấm pin để làm ẩm nó.

Bước 4 – Làm mịn tấm pin

Xịt một ít nước vào giấy nhám rồi chà xát nó vào tấm pin mặt trời và các khe ở bốn cạnh, thỉnh thoảng xịt ít nước vào. Làm đến khi tấm pin trở nên sạch sẽ, mịn màng rồi dùng khăn mềm lau thật khô nó.

Thấm một ít dung dịch Isopropyl alcohol vào khăn giấy rồi thoa đều lên tấm pin năng lượng mặt trời.

Bước 5 – Cắt một hình vuông trên bìa cạc tông và đặt trên tấm pin

Cắt một lỗ hình vuông bằng với tấm pin trên một tấm bìa cạc tông rồi đặt nó lên tấm pin mặt trời.

Sau đó phun nước đánh bóng kiếng vào tấm pin rồi chờ một lát để nó khô lại, có thể khoảng 4 đến 5 phút rồi lặp lại khoảng 2 đến 3 lớp.
Cuối cùng tháo băng dính ra rồi dùng khăn giấy ướt lau chùi xung quanh tấm pin thật sạch sẽ.

Bước 6 – Lắp đặt thiết bị đèn

Sau khi đã làm sạch tất cả các bộ phận của đèn sử dụng năng lượng mặt trời, bạn hãy lắp đặt lại chúng. Chỉ cần lắp đèn xuống vị trí cũ mà bạn từng lắp đặt rồi gắn mặt trên chứa tấm pin lên phần thân đèn là xong.

Bạn cũng có thể xịt một ít nước vào khăn giấy để lau chùi kỹ càng lại phần đầu và thân thiết bị của mình.