kWh là gì? Vai trò của nó đối với hệ thống năng lượng mặt trời

Nếu bạn đang là người nghĩ đến việc lắp đặt một hệ thống điện mặt trời hoặc đơn giản chỉ muốn tìm hiểu một số thông tin để làm giảm mức tiêu thụ điện nhà bạn thì chắc chắn bạn sẽ phải bắt gặp thuật ngữ “kilowatt giờ”.

Kilowatt giờ (kWh) là đơn vị để đo mức độ sử dụng và sản xuất năng lượng điện.

Nhưng để hiểu một cách chính xác một kilowatt giờ là gì? Và tại sao bạn cần biết bạn đã sử dụng bao nhiêu kWh mỗi tháng?…Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có thể phần nào giải đáp được những thắc mắc này.

Mục lục

1. Thế nào là kWh?

kWh là gì?

Kilowatt-giờ (kWh) là một đơn vị thước đo lượng năng lượng điện mà bạn sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Nó cho phép bạn biết được số tiền điện mà bạn phải trả cho mỗi tháng là bao nhiêu, đơn giản là vì công ty điện lực sẽ gửi hoá đơn thanh toán tiền điện cho bạn trên cơ sở chi phí cho mỗi kWh.

Dưới đây là cách tính chi tiết:

Mỗi thiết bị sẽ có một mức tiêu thụ năng lượng điện nhất định của nó.

Ví dụ: một chiếc đèn LED pha năng lượng mặt trời có mức độ tiêu thụ năng lượng là 100 watt  hoặc 0.1 kilowatt. (1 kilowatt = 1000 watt). Giả sử bạn sử dụng đèn LED pha để chiếu sáng trong 10 giờ đồng hồ ban đêm thì cách tính tổng năng lượng điện tiêu thụ trong trường hợp này là: 0,1 x 10 = 1 kilowatt-giờ (kWh).

Tóm lại, để có thể tính được mức tiêu thụ điện mỗi ngày của một thiết bị điện A nào đó, bạn đơn giản chỉ cần lấy số giờ sử dụng thiết bị A trong ngày “nhân” với công suất định mức của thiết bị A.

bạn có thể làm gì với 1 kwh

Rất dễ dàng phải không? Nhưng có được con số này rồi thì điều tiếp theo bạn cần làm là gì?

2. Cách tính chi phí tiền điện trên mỗi kWh:

Cách tính chi phí tiền điện trên mỗi kWh

Các nhà cung cấp điện theo dõi việc sử dụng của bạn bằng một chiếc đồng hồ điện và sau đó tính hóa đơn tiền điện cho bạn dựa trên tổng số kilowatt-giờ tiêu thụ.

Theo thông tin mới nhất tại Việt Nam, thì giá bán điện bình quân là 1.864 đồng/kWh (chưa VAT). Tuy nhiên đây chỉ là giá trung bình nên còn tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng, dung lượng tiêu thụ điện của mỗi gia đình khác nhau sẽ có mức giá điện khác nhau.

Khi lượng điện tiêu thụ hàng tháng của nhà bạn tăng lên đồng nghĩa chi phí cho mỗi kWh cũng sẽ tăng lên. Có thể bạn sẽ thường xuyên bắt gặp việc tăng giá điện thì nguyên nhân chủ yếu là do lượng điện tiêu thụ tại thời điểm đó tăng vọt.

Các bạn cũng có thể thường xuyên cập nhật tin tức và giá điện trên website của nhà cung cấp điện.

Ngoài ra, có một cách để bạn tính mức chi phí trung bình mỗi kWh dựa trên hoá đơn tiền điện của bạn bằng cách lấy tổng tiền trên hoá đơn tiền điện (trước thuế VAT) “chia” cho tổng số kWh tiêu thụ của tháng đó.

Ví dụ: Hoá đơn tiền điện nhà bạn là 500.000 đồng và lượng tiêu thụ điện trong tháng đó là 278 kWh. Áp dụng phép toán trên sẽ là “500.000 : 278 = 1.799 đồng/kWh”. Như vậy chi phí trung bình cho mỗi kWh trong tháng đó là 1.799 đồng.

Bằng cách áp dụng 2 công thức nêu trên bạn có thể tính được mỗi thiết bị trong nhà bạn hàng tháng tiêu tốn bao nhiêu chi phí tiền điện một cách đơn giản phải không?

3. Sự khác nhau giữa kW & kWh:

Rất nhiều người, kể cả các chuyên gia, chưa hiểu đầy đủ về sự khác biệt giữa kW và kWh. Thoạt nhìn thì 2 đơn vị đo âm thanh giống nhau, nhưng chúng rất khác nhau. Sự khác biệt chính là yếu tố thời gian.

Sự khác nhau giữa kW & kWh

Kilowatt (kW) được đại diện bởi một chữ cái viết thường ‘k’ và một chữ cái viết hoa ‘W’ là một thước đo sức mạnh. ‘K’ Viết là viết tắt của‘ kilo’, có nghĩa là 1000. Do đó, một kilowatt (kW) là 1000 watt. Công suất mà thiết bị sử dụng tại một thời điểm nhất định được đo bằng kilowatt (kW).

TRONG KHI:

Kilowatt-giờ được biểu thị bằng chữ thường ‘k’, chữ hoa ‘W’ và chữ thường ‘h’ là một thước đo năng lượng, là một đơn vị 1kW tiêu thụ trong một giờ. Lượng năng lượng mà một thiết bị sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định được đo bằng kilowatt-giờ (kWh). Ví dụ: nếu bạn sử dụng bóng đèn 100W trong 6 giờ mỗi ngày, điều đó có nghĩa là nó tiêu thụ (6 * 100 = 600W) / 1000 = 0,6kWh. Do đó, nó tiêu thụ 0,6kW mỗi giờ.

4. Đơn vị kWh trong hệ thống năng lượng mặt trời

 Đơn vị kWh trong hệ thống năng lượng mặt trời

Hiểu nôm na kilowatt-giờ là “chìa khoá” để bạn có thể thiết lập một hệ thống năng lượng mặt trời thích hợp nhất cho gia đình bạn.

Vì sao tôi lại nói như vậy? Vì nếu không xác định được số kWh để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng điện của bạn thì sẽ gặp phải những vấn đề rắc rối như hệ thống năng lượng mặt trời bạn lắp đặt không cung cấp đủ lượng điện mà bạn cần hoặc quá dư thừa dẫn đến việc lãng phí.

Cho nên, điều đầu tiên và cần thiết khi bạn muốn lắp đặt một hệ thống năng lượng mặt trời là phải xác định được mức sử dụng điện (số kWh tiêu thụ) của gia đình bạn. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc định được quy mô hệ thống bạn cần lắp đặt.

5. Tại sao việc tính toán kWh cực kỳ quan trọng đối với điện độc lập?

Khi bạn kết nối hệ thống điện hoà lưới, việc tìm kiếm tất cả những thông tin này rất đơn giản, chỉ cần lấy hoá đơn tiền điện của tháng gần nhất. Điều này, giúp bạn dễ dàng tính toán được kích cỡ của hệ thống năng lượng mặt trời.

Nhưng hệ thống điện độc lập lại khác

Khi bạn dùng mạng điện độc lập, bạn hầu như sẽ không có được những con số cơ sở về mức tiêu thụ điện của bạn. Thay vào đó, bạn sẽ cần phải ngồi liệt kê ra giấy những sự đánh giá, những danh sách các thiết bị và phải ước tính xem mỗi ngày phải sử dụng chúng bao nhiêu thời gian.

Việc tính toán kWh mỗi ngày là vô cùng cần thiết để giúp bạn có thể xây dựng một hệ thống năng lượng mặt trời cung cấp điện độc lập cho ngôi nhà bạn.

Nên theo dõi nhu cầu sử dụng điện của bạn hàng ngày để có thể lưu trữ điện năng đủ cho những sinh hoạt của gia đình trong trường hợp có bất kì vấn đề phát sinh nào xảy ra (thời tiết khắc nghiệt hoặc thiết bị gặp trục trặc…)

Thông thường, mọi người có xu hướng dự trữ điện cho một ngày để phát điện dự phòng. Nhưng nếu bạn muốn yên tâm hơn thì có thể lên kế hoạch dự trữ điện với dung lượng nhiều hơn tuy nhu cầu mỗi người.

Để có thể ước tính được mức tiêu thụ điện mỗi ngày, bạn hãy tính toán kWh của từng thiết bị trong gia đình bạn theo cách tính ở trên. Để từ đó, có những kế hoạch tích trữ năng lượng điện cụ thể và hợp lý nhất.

Sau khi đã tính toán được mức kWh tiêu thụ hàng ngày của gia đình, bạn có thể tính toán được công suất tối thiểu (A-min) cho hệ thống năng lượng mặt trời độc lập như sau:

A-min = “Số kWh điện tiêu thụ mỗi ngày” ÷ “Số giờ chiếu sáng của mặt trời” ÷ “hiệu suất tấm pin mặt trời”

6. Hệ thống điện mặt trời hoà lưới và độc lập

Hệ thống năng lượng mặt trời hoà lưới có thời gian hoàn vốn tương đối nhanh. Nếu sử dụng hợp lý, khoa học các gia đình có thể hoàn vốn đầu tư ban đầu chỉ trong vòng 5 năm bằng việc linh hoạt trong việc bán lại lượng điện dư thừa cho các công ty cung cấp điện.

Các hệ thống năng lượng độc lập thường sẽ có chi phí cao hơn nhưng lại giúp bạn chủ đổng hơn trong việc sử dụng điện. Ngoài ra, hệ thống này rất lý tưởng đối với những nơi vùng sâu vùng xa không thể kết nối với mạng điện quốc gia. Tuy nhiên, đối với hệ thống này bạn không thể bán lại lượng điện dư thừa cho các công ty điện lực.

Nếu bạn là người đang quan tâm đến việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời, nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu? Đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với GivaSolar để có được những tư vấn chuẩn xác và nhiệt tình nhất.