Đèn năng lượng mặt trời đang rất được thu hút hiện nay, các mẫu mã giá rẻ, bán online, được quảng cáo là tuổi thọ 50.000 giờ, nhưng thực chất chỉ sử dụng tấm pin (đống vài trò thu ánh sáng để tạo ra điện) có chất lượng kém, dùng vài ngày là hỏng.
Trên các trang mạng thương mại điện tử được bày bán nhiều mẫu đèn năng lượng mặt trời có giá bán khá rẻ so với các mẫu mã tương tự do các công ty, cửa hàng phân phối uy tín cung cấp. Chẳng hạn, một mẫu đèn 30W giá 120.000 – 150.000 đồng, đèn 100W giá khoảng 400.000 – 600.000 đồng hay các mẫu đèn 200W giá chưa tới 1 triệu đồng. Trong khi đó, sản phẩm có công suất tương đương của các công ty phân phối uy tín giá cao hơn gấp 3 – 5 lần. Ví dụ, đèn 24W – 50W do đơn vị phân phối SumoSolar cung cấp có giá 600.000 – 900.000 đồng, 100W do Givasolar phân phối có giá 1 – 2 triệu đồng. Các mẫu trên 200W giá đều từ 1,5 triệu đồng trở lên.
Các sản phẩm giá rẻ này được quảng cáo là chống nước, “siêu sáng” với thời gian từ 10 đến 12 tiếng, tuổi thọ đèn trên 50.000 giờ. Đèn có kèm điều khiển từ xa. Một số mẫu tích hợp cảm biến ánh sáng để tự động bật/tắt khi trời tối, hoặc cảm biến phát hiện chuyển động đi qua. Chúng có điểm chung là không có tên thương hiệu, chỉ ghi chung chung, không có thông số kỹ thuật chi tiết hoặc được “thổi phồng lên”, gọi chung là “Solar Light” hoặc “Solar Lighting”.
Về Cấu tạo của đèn gồm một tấm pin thu năng lượng mặt trời – hấp thụ ánh sáng và chuyển hóa chúng thành điện năng; đèn LED với số lượng bóng tùy công suất, chẳng hạn 270 LED (100W), 143 LED (60W), 110 LED (40W), 72 LED (25W) và pin Li-ion hoặc bình năng lượng để lưu trữ điện.
Trong đó, pin mặt trời là bộ phận quan trọng nhất. Chất lượng của các tấm pin hiện nay chủ yếu dựa vào tế bào quang điện (solar cell), được chia thành bốn loại A, B, C, D với 24 mức. Loại A gồm các mức 1 – 8 có chất lượng tốt nhất và cho hiệu suất tạo ra điện cao nhất, tiếp đó là B từ 9 đến 16 và loại C là 17 – 24. Những tấm pin nằm ngoài mức 24 thuộc loại D có chất lượng kém nhất và không có hiệu quả.
Anh Bình, kỹ thuật viên của một công ty kinh doanh đèn năng lượng mặt trời tại TP HCM, cho hay, một số công xưởng tại Trung Quốc thường tìm mua các mẫu pin thải loại D theo “cân ký” từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó lọc các tế bào quang điện còn sử dụng được để ghép thành tấm pin và bán ra thị trường với giá rất rẻ. “Những mẫu đèn mặt trời giá chưa tới 200.000 đồng, nhưng được tích hợp nhiều tính năng và được quảng cáo là thời gian chiếu sáng trên 5 giờ là không thể. Những loại này có thể dùng pin loại D”, anh Bình nhận định.
Theo anh Bình, tấm pin phải qua các bước kiểm định chất lượng trước khi bán ra thị trường. Tuy nhiên, một số nơi sẽ bỏ qua các công đoạn này để tiết kiệm chi phí, do đó, giá bán sẽ rẻ hơn nhiều.
Việc dùng pin giá rẻ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo anh Bình, các tấm pin được lắp ráp từ các tế bào quang điện thải loại sẽ nhanh lão hóa và nhanh giảm hiệu suất tạo ra dòng điện. Do các tế bào quang điện được ghép nối tiếp, hỏng một tế bào sẽ hỏng cả tấm pin. Các tấm pin hỏng sẽ gây ô nhiễm khi thải ra môi trường.
Thu Ngô, một chuyên gia về điện mặt trời, cho rằng pin là yếu tố quan trọng trên các loại đèn solar này, do chất lượng pin sẽ ảnh hưởng đến thời gian chiếu sáng của đèn vào ban đêm.
Đối với đèn năng lượng mặt trời dân dụng, bộ lưu điện thường là pin Li-ion với dung lượng 2.000 đến 10.000 mAh. “Tương tự pin cho các thiết bị điện tử khác, pin Li-ion cho đèn có nhiều loại với chất lượng khác nhau tùy theo nguồn gốc sản xuất”, anh Thu nói. “Pin là bộ phận dễ xuống cấp nhất. Ngoài thời gian chiếu sáng thấp, xuống cấp nhanh, người dùng có thể gặp phải nguy cơ cháy nổ, nếu pin không đạt chất lượng”.
Nhiều người mua đèn giá rẻ đã phải vứt đi vì không đạt kỳ vọng. “Tôi đã mua đèn năng lượng mặt trời giá 150.000 đồng, công suất 45W, được quảng cáo là có thể sáng 8 tiếng liên tục. Nhưng sau khoảng 2 đến 3 tiếng, đèn đã tự tắt. Sau khi dùng một tháng, đèn chập chờn, lúc sáng, lúc mờ rất khó chịu”, tài khoản Dat Nguyen bình luận trong một nhóm về loại đèn này trên Facebook. “Tôi đã mua một chiếc đèn 100W giá 400.000 đồng, được quảng cáo là chống nước. Nhưng sau một trận mưa, đèn không sáng nữa. Tháo bên trong, tôi mới thấy linh kiện ngấm đầy nước”, tài khoản Hoàng Nguyễn nói.
Trong mọi trường hợp mua đồ điện tử nói chung và đèn năng lượng mặt trời nói riêng, người dùng nên chọn những sản phẩm có thương hiệu trên thị trường quốc tế hoặc những hãng có đại diện, đại lý tại Việt Nam.
Với đèn năng lượng mặt trời, anh Thu lưu ý rằng ngoài tấm pin, người dùng cần quan tâm đến khả năng chống nước của thiết bị vì loại đèn này thông thường được sử dụng ngoài trời, ít khi che chắn. “Nếu khả năng chống nước kém hoặc không có tính năng chống nước. Khi mưa, đèn có thể gặp tình trạng đoản mạch, thậm chí cháy”, anh Thu khuyến cáo.
Một số lời khuyên và chia sẻ để bạn mua lựa chọn chiếc đèn năng lượng mặt trời tốt:
+ Đừng nghĩ đèn công suất cao là đèn tốt hơn, sáng hơn mà Sự thật: Quang thông (thay vì công suất) của bóng đèn LED thể hiện tổng lượng ánh sáng phát ra bởi bóng đèn. Giá trị quang thông càng cao, bóng đèn càng sáng.
+ 3 bộ phận quan trọng nhất của đèn là đèn led, Tấm pin và pin lưu trữ. Vì vậy khi mua đèn bạn cần so sánh cả 3 thông số này chứ đừng chăm chăm vào công suất của đèn, cứ nghĩ đền công suất cao là ok. Tấm pin có công suất lớn thì khả năng thu năng lượng càng nhanh, càng nhiều. Pin lưu trữ dung lượng càng lớn thì có thời gian chiếu sáng càng lâu. Cả ba phải cân đối lẫn nhau để tạo ra một chiếc đèn tốt.
Có một bài phân tích về vấn đề này khá hay:
Phải khẳng định, đánh vào tâm lý ham của rẻ, Các nhà sản xuất Trung Quốc đã tạo ra những sản phẩm đèn LED thách thức mọi giới hạn vật lý, công suất siêu lớn, thời gian sáng 12h liên tục như quảng cáo. Những hình ảnh đèn trên, quý khách có thể gặp bất cứ nơi đâu trên các trang mạng thương mại điện tử. Và chúng tôi cũng khẳng định là những loại đèn liền thể ghi khống công suất chiếm 99% thị trường bình dân. Hoặc có thể họ đang dùng 1 công nghệ lưu trữ ngoài vũ trụ, vượt tầm hiểu biết của khoa học thế kỷ 21 trong lĩnh vực Pin Lưu trữ như hình dưới đây
Hãy tìm hiểu về chúng sâu hơn:
- Công suất của đèn được ghi trên nhãn: 100W
- Thời gian sáng liên tục: 12h.
- Tấm pin mặt trời cần 160W
Như vậy cần lượng pin lưu trữ là 100W x12h= 1200Wh tương đương với khối pin 3.2V375ah hoặc 12V100AH
Nhưng tuyệt đại đa số, các mẫu đèn liền thể ở trên chỉ có dung lượng pin là 3- 5 viên 32650 3,2V4.5Ah-5Ah tức tổng dung lượng là 3,2V15ah- 3.2V30Ah tức chỉ chưa bằng 1/10 so với thông số trên nhãn. Vầ tấm pin mặt trời đi kèm có công suất chỉ là 20W-30W
( Đèn được ghi 120W nhưng pin lưu trữ chỉ có 3,2V15ah tức công suất led thực chỉ có 4w mới có thể chạy đủ 12h liên tục )
Và tất nhiên , chúng vẫn sáng, sáng le lói vì công suất của led của những loại đèn trên chỉ ở mức 5W- chỉ phù hợp với các tiêu chí rất thấp trong chiếu sáng
Việc đánh vào tâm lý ham rẻ, phải công nhận các sản phẩm trên đã thành công không kém tại Việt Nam nhưng tuổi thọ các thiết bị này chỉ ở mức rất rất trung bình và có tuổi thọ không quá 1-1,5 năm sử dụng
Nhưng các hệ thống LED, các dự án quan trắc, chiếu sáng độc lập luôn được xây dựng ở tiêu chí tham số rất cao và chính xác về công suất.
+ So sánh chất liệu đèn; đèn vỏ nhôm, hay vỏ nhựa
+ 1 yếu tố nữa vì sao bạn nên mua đèn ở các đơn vị uy tín, vì bạn hoàn an tâm nếu đèn có vấn đề gì xảy ra sẽ được đổi trả, bảo hành đảm bảo.
Câu nói muôn đời vẫn đúng “Tiền nào của nấy”, nên đừng ham của rẻ mà mang đến lựa chọn sai lầm.
Givasolar là nhà phân phối đèn mặt trời uy tín hàng đầu hiện nay nhiều năm liền, mang đến những sản phẩm cao cấp, chất lượng để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khánh hàng.