Nếu như phần trước nói về tấm pin và chất lượng của vỏ đèn cũng như các bộ phận lắp đặt đèn cố định thì bài viết sau đây sẽ nói về bóng đèn, độ sáng, công suất, bộ phận cảm biến và pin lưu trữ của đèn pha LED năng lượng mặt trời. Hãy tham khảo tiếp những yếu tố quan trọng khi chọn mua đèn LED pha năng lượng mặt trời phần 2 để biết thêm thông tin quan trọng khác khi mua sản phẩm.
Mục lục
Bóng đèn, độ sáng và công suất
Chức năng chính của đèn pha năng lượng mặt trời là giúp chiếu sáng cho một khu vực nhất định vào ban đêm. Tùy vào diện tích của khu vực này, bạn nên chọn đèn thích hợp để đủ năng lượng và độ sáng.
Loại bóng đèn
Một thành phần của đèn pha LED chịu trách nhiệm chiếu sáng trực tiếp chính là bóng đèn. Có nhiều loại bóng đèn được sử dụng chẳng hạn như đèn có dây ngoài trời như halogen, CFL, HID (đèn xả cường độ cao) hay bóng đèn LED (điốt). Tuy nhiên, khác với đèn bình thường, đèn pha sử dụng năng lượng mặt trời có sự khác biệt. Loại đèn này thường sử dụng bóng đèn LED chủ yếu, sử dụng hoàn hảo để chiếu sáng với công suất cao.
Lợi ích khi sử dụng bóng đèn LED:
Bóng đèn LED pha tạo ra nguồn năng lượng hiệu quả nhất, ít tiêu thụ điện hơn so với các loại bóng đèn khác. Con chip LED phát ra ánh sáng với cường độ mạnh và ổn định, tiết kiệm được 70% điện năng so với các loại đèn khác, cao gấp 5 đến 10 lần bóng cao áp halogen.
Đèn LED có tuổi thọ khá dài, lên tới 50000 giờ, giúp bạn không cần phải bảo trì hay thay thế bóng đèn thường xuyên. Ánh sáng do đèn LED phát ra không chói mắt, khá thân thiện với môi trường, đảm bảo không chứa bất kỳ chì, thủy ngân hay các chất độc hại khác.
Lumens và Watts
Chỉ số Lumens là một phép đo đầu ra ánh sáng của đèn pha LED năng lượng mặt trời và nó có thể được sử dụng như chỉ số thông tin về độ sáng của đèn. Watts là chỉ số đo công suất hoạt động bằng điện trong một giây. Ví dụ như 100W năng lượng sẽ thắp sáng một bóng đèn 100W trong một giờ. Khi xem xét độ sáng của đèn LED pha, nên tìm hiểu mức độ lumen của đèn quan trọng hơn là công suất.
Ví dụ như nếu chúng ta có 2 đèn 10W với một cái sử dụng bóng LED đi ốt và đèn còn lại là bóng đèn Halogen, chúng sẽ tiêu thụ cùng một lượng điện năng nhưng đèn LED sẽ tạo ra nhiều lumen đáng kể hơn, giúp đèn sáng hơn rất nhiều. Khi nói về đèn năng lượng mặt trời, chỉ số lumen thường bắt đầu khoảng 100 lumens rồi giảm dần cho loại đèn cố định. Còn đối với loại đèn pha LED năng lượng mặt trời có cảm biến chuyển động thì có chỉ số lumen từ 300 đến 600 lumens và đèn có công suất lớn, chẳng hạn như đèn pha led chiếu sáng nhà xưởng, có chỉ số lumen từ 1000 đến 3000 và nhiều hơn nữa. Trung bình, chỉ số lumen của đèn LED pha ngoài trời sử dụng năng lượng mặt trời thường có từ 300 đến 800 lumens.
Nhiệt độ màu:
Nhiệt độ màu mô tả màu sắc được tạo ra bởi đèn, hay nói cách khác là màu sắc của ánh sáng được tạo ra bởi chiếc đèn. Nó được đo bằng chỉ số Kelvins (K). Nhiệt độ màu khá là quan trọng trong đèn chiếu sáng trong nhà, nó giúp thiết lập bầu không khí, tâm trạng cho phòng khách, phòng ngủ hay văn phòng bằng cách chọn bóng đèn có nhiệt độ màu nhất định.
Bóng đèn có nhiệt độ màu thấp hơn sẽ tạo ra màu ấm hơn, chẳng hạn như màu cam, thường thấy ở nến hay bóng đèn sợi đốt. Bóng đèn có nhiệt độ màu cao sẽ tạo ra màu lạnh, chẳng hạn như màu xanh nhạt, thường thấy ở bóng đèn CFL ban ngày hay điốt LED.
Cảm biến:
Bộ phận cảm biến là thành phần khá quan trọng trong đèn LED pha năng lượng mặt trời vì nó giúp tiết kiệm nguồn điện và chỉ khởi động đèn khi cần thiết, thường là bộ phận cảm biến quang và cảm biến chuyển động.
Cảm biến chuyển động:
Cảm biến chuyển động có trách nhiệm phát hiện những chuyển động trong một phạm vi nhất định xung quanh đèn pha LED và sẽ bật đèn. Ba loại cảm biến phổ biến hiện nay là cảm biến hoạt động, dùng để phát hiện chuyển động bằng cách gửi vi sóng và theo dõi sự thay đổi thời gian của phản ứng sóng, cảm biến hồng ngoại thụ động hay PIR và cảm biến kết hợp. PIR chịu trách nhiệm phát hiện chuyển động bằng cách quét các thay đổi nhiệt hồng ngoại trong vùng giám sát.
Trên thực tế, nhiều mẫu được kích hoạt chuyển động sẽ sử dụng cảm biến PIR để phát hiện chuyển động vì chúng có thể điều chỉnh dễ dàng và không nhận chuyển động của các vật thể ngẫu nhiên như cành cây hay vật bị gió thổi bay.
Cảm biến quang:
Cảm biến quang hay cảm biến ánh sáng mặt trời từ hoàng hôn đến bình minh là tính năng quan trọng phải có trong mọi đèn năng lượng mặt trời. Nó chịu trách nhiệm phát hiện trời bên ngoài tối hơn và tự động bật đèn ở mức độ nhất định và ngược lại khi trời sáng, đèn sẽ tự động tắt. Nếu không có cảm biến này, bạn sẽ cần phải tự mình bật đèn khi trời tối và tắt vào buổi sáng.
Làm thế nào để biết đèn được trang bị cảm biến quang? Hãy xem mô tả của đèn, nếu có ghi “đèn phát ra ánh sáng từ hoàng hôn đến bình minh” hay “tự động bật vào ban đêm”, có thể chắc chắn rằng rằng đèn đã được trang bị cảm biến quang. Không nên mua đèn không có cảm biến chuyển động hay cảm biến quang vì đèn này sẽ làm lãng phí năng lượng bằng cách chiếu sáng liên tục trong ngày hay bạn phải tự mình bật hay tắt đèn, loại bỏ mục đích của đèn Pin lưu trữ
Bởi vì các tấm pin mặt trời không thể hấp thu năng lượng và chuyển hóa thành điện năng vào ban đêm mà chúng sẽ dự trữ năng lượng trong ngày vào pin sạc và cung cấp điện cho đèn pha và ban đêm.
Các loại pin điện:
Có 4 loại pin sạc khác nhau được sử dụng để cung cấp nguồn điện cho đèn pha năng lượng mặt trời như Lithium-ion (LiFePO4), axit chì, Ni-MH và Ni-Cd.
Đèn pha năng lượng mặt trời loại rẻ có năng lượng thấp sử dụng pin Ni-Cd hay Ni-MH theo kích cỡ tiêu chuẩn AA hay AAA. Những loại pin này khá nhỏ, nhẹ, rẻ và dễ thay thế, hoàn hảo cho đèn có công suất thấp.
Pin Ni-MH có nhiều ưu điểm nổi bật hơn pin Ni-Cd chẳng hạn như công suất cao hơn và thời gian làm việc lâu hơn với một lần sạc, rất hữu ích cho đèn
Nếu nhìn thấy pin Ni-Cd trong đèn có công suất thấp, pin Ni-MH được sử dụng trong phạm vi rộng hơn, bao gồm một số đèn an ninh năng lượng mặt trời có công suất cao hơn.
Mặt khác, đèn pha có công suất lớn thường dùng pin lithium-ion hay pin axit chì. LiFePO4 có thể mang nhiều năng lượng hơn trong khi vẫn giữ kích thước và trọng lượng nhỏ, có tuổi thọ khá cao, được sử dụng phổ biến hơn pin axit chì nhưng lại khá đắt vì chi phí sản xuất cao.
Pin axit chì thường được sử dụng như pin xe hơi, là một loại pin sạc phổ biến có công suất rất cao. Khác với pin Lithium-ion, pin này thường được làm to và nặng hơn rất nhiều để cung cấp công suất tương tự pin sạc khác.
Sức chứa:
Dung lượng pin thể hiện nguồn năng lượng tối đa có thể lưu trữ trong pin và được đo bằng Ampe giờ (Ah) hay mili ampe giờ (mAh).
Pin có dung lượng càng lớn càng hoạt động được lâu dài. Đèn sử dụng pin Ni-Cd có dung lượng nhỏ nhất xấp xỉ 600 mAh, pin Ni-MH khoảng 2000 mAh, pin Lithium-ion có từ 2000 đến 6000 mAh, pin axit chì từ 4000 đến 7000 mAH.
Nếu bạn đang xem đèn pha năng lượng mặt trời có công suất lớn, được trang bị pin Ni-MH hoặc pin li-ion có dung lượng nhỏ, ít hơn 2000 mAh, thì hãy chọn cái khác vì thiết bị này sẽ không thể lưu trữ đủ năng lượng trong ngày để cung cấp ánh sáng từ hoàng hôn đến bình minh.
>>>Xem lại: Yếu tố quan trọng khi chọn mua đèn LED pha năng lượng mặt trời phần 1