Vào ngày 5/3, ông Hoàng Quốc Vượng – Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết giá bán điện lẻ theo dự kiến bình quân sẽ tăng lên 8,36% áp dụng vào cuối tháng 3 này, theo đó giá bán lẻ điện bình quân sẽ từ 1.720 đồng/kWh lên 1.864 đồng/kWh.
Ông cho biết Bộ Công Thương đã có phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân này và đã được Chính phủ chấp thuận.
Ông Hoàng Quốc Vượng còn cho biết thêm việc điều chỉnh giá điện là biện pháp để lành mạnh hóa tài chính của ngành điện. Từ năm 2010 đến nay đã có 7 lần điều chỉnh giá điện, trong đó lần gần nhất vào cuối năm 2017. Ông cho rằng theo quy định lẽ ra năm 2018 phải có lần điều chỉnh giá điện nhưng tính tới cân đối kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát… nên vẫn chưa chưa điều chỉnh
Ngoài ra thời gian qua, ngành điện đã rà soát lại cơ cấu các yếu tố đầu vào tác động tới giá thành giá điện và đã báo cáo Chính phủ. Ở lần họp cuối tháng 1 vừa qua, Thường trực Chính phủ đã thống nhất chủ trương đồng ý với đề nghị tăng giá bán lẻ điện bình quân là 8,36% so giá điện bình quân hiện hành. Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân hiện nay là 1.720,65 đồng/kWh sau khi điều chỉnh sẽ lên tăng lên 1.864,44 đồng/kWh.
Cũng theo ông, việc điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân 8,36% sẽ có tác động tới tăng trưởng GDP và Chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Bộ Công Thương phối hợp với Tổng cục Thống kê tính toán cho thấy việc tăng giá điện 8,36% sẽ làm giảm GDP 0,22%%, và làm CPI tăng thêm 0,29%.
Việc điều chỉnh giá điện tăng 8,36% đã được tính toán để đáp ứng các chỉ tiêu về phát triển kinh tế – xã hội mà Quốc hội đã thông qua là phải giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát để GDP tăng từ 6,8% trở lên.
Khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam:
Theo dự thảo mới của Bộ Công Thương về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam để lấy ý kiến các bộ, ngành, đơn vị liên quan., giá mua bán điện năng lượng mặt trời sẽ được tính theo các vùng bức xạ và các loại hình khác nhau của từng dự án điện. Bộ Công Thương cũng phân ra 4 vùng bức xạ trên cả nước, gồm:
- Vùng I (28 tỉnh, TP, chủ yếu các tỉnh vùng núi phía Bắc, đồng bằng sồng Hồng và Bắc Trung Bộ vào đến Quảng Bình)
- Vùng II (gồm 6 tỉnh, TP từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi và tỉnh Điện Biên)
- Vùng III (23 tỉnh, TP): Các tỉnh Đông Nam bộ cùng với ĐBSCL và Kon Tum, Đắk Nông
- Vùng IV (6 tỉnh, gồm: Phú Yên, Gia Lai, Đăk Lăk, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận).
Bên cạnh đó, 4 loại hình sản xuất điện mặt trời được Bộ Công Thương đưa ra để tính toán giá mua bán điện gồm: Dự án điện mặt trời nổi, Dự án điện mặt trời mặt đất, Dự án điện mặt trời tích hợp hệ thống lưu trữ, Dự án điện mặt trời mái nhà.
Giá mua điện mặt trời cao nhất là 2.486 đồng/kWh (tương đương 10,87 US Cent/kWh), áp dụng cho các dự án điện mặt trời trên mái nhà đối với các dự án điện tại Vùng 1 là các tỉnh phía bắc và Bắc Trung Bộ.
Vùng 4 có giá mua điện rẻ nhất đối với loại hình dự án điện mặt trời mặt đất, ở mức giá 1.525 đồng/kWh (tương đương 6,67 US Cent/kWh).
Bảng giá bán điện mặt trời theo vùng bức xạ và loại hình sản xuất theo dự thảo của Bộ Công Thương:
Cũng theo dự thảo này, khu vực có giá bán điện cao nhất trên cả nước là vùng I, ở tất cả các loại hình dự án. Mức giá cao nhất này áp dụng cho các tỉnh phía vùng núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh ở khu vực Bắc Trung Bộ.
Giá mua điện mặt trời áp mái ở các tỉnh Vùng I cao nhất cả nước với 2.486 đồng/kWh, trong khi mức giá này ở vùng 4 (gồm các tỉnh có tiềm năng lớn về điện mặt trời) chỉ ở mức 1.803 đồng/kWh.
Dự thảo được Bộ Công Thương lấy ý kiến hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ ký và áp dụng sau tháng 6-2019.
———————————–
Giải Pháp: Tại sao chúng ta không chủ động cho mình với việc tự lắp đặt thống điện mặt trời cho mình khi nhà nước chưa đánh thuế về vấn đề này, hay dần thay thế chuyển sang sử dụng các sản phẩm thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời tại givasolar.com
Nguồn: 24h.com.vn