Mái nhà có thể bị hư hại bởi các tấm pin mặt trời không?

Ngày nay xu hướng lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời trên mái nhà để phục vụ cho nhu cầu điện đang dần dần phổ biến trên toàn thế giới. Rất nhiều câu hỏi được người dùng đặt ra xoay quanh vấn đề lắp đặt điện mặt trời theo phương pháp này, đặc biệt một câu hỏi lớn mà rất nhiều người quan tâm và muốn biết câu trả lời: Lắp đặt năng lượng mặt trời có làm hư hại mái nhà của tôi không?

Mục lục

Phương pháp cài đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà:

Hiện nay, hai phương pháp lắp đặt hệ thống mặt trời phổ biến được người dùng lựa chọn là: cài đặt trên mái và dưới mặt đất.

Kiểu lắp đặt dưới mặt đất mang lại rất nhiều sự thuận tiện như dễ dàng tiếp cận để bảo trì, có thể điều chỉnh hướng và góc nghiêng theo sự thay đổi hướng chiếu nắng của mặt trời để cải thiện sản lượng điện nhưng hệ thống này lại đòi hỏi bạn phải cung cấp cho nó một khoảng không gian đất trống đủ rộng, chi phí đầu tư các giàn giá đỡ và cài đặt tương đối cao.

Khi hạn chế về chi phí đầu tư cũng như diện tích chắc hẳn bạn sẽ nghĩ đến loại hệ thống trên mái, chúng có thể cung cấp các lợi thế như:

  • Thời gian cài đặt nhanh chóng.
  • Chi phí cài đặt thấp.
  • Bảo vệ mái nhà của bạn.
  • Tiếp xúc tốt hơn với ánh nắng mặt trời.

Như bạn có thể thấy, một trong những lợi thế của hệ thống mặt trời này là chúng bảo vệ cho mái của bạn, vậy thì đâu có lý do gì chúng lại làm hỏng ngôi nhà của bạn phải không? – Hãy cùng tôi tìm hiểu chi tiết quy trình cài đặt năng lượng mặt trời trên mái nhé!

Quy trình lắp đặt hệ thống trên nóc nhà

Quy trình cài đặt trên mái nhà gồm có 2 lựa chọn chính như sau:

Loại đầu tiên và cũng phổ biến nhất là hệ thống gắn chân đế. Loại này áp dụng cho các toà nhà thương mại hoặc các nhà dân có mái bằng. Đây là sự “hoà quyện” lý tưởng nhất giữa hệ thống mái nhà và mặt đất, bởi vì nó sở hữu đẩy đủ các lợi thể của 2 phương pháp lắp đặt trên.

Về cơ bản, nó bao gồm các khối bê tông đúc sẵn hoặc là khối thép được neo vào mái nhà, cho phép bạn có thể đặt bất kỳ vị trí và góc nào. Thêm nữa, những mái nhà bằng phẳng được làm bằng bê tông rất cứng cáp với khả năng chịu được trọng lực cao nên người dùng hoàn toàn có thể yên tâm khi đặt giá đỡ và lắp ráp hệ thống điện mặt trời trên nóc nhà.

Mái nhà có thể bị hư hại bởi các tấm pin mặt trời không 1

Tuỳ chọn thứ hai, phổ biến tại nước ta với mái nhà dốc. Tuỳ chọn này có thể được chia nhỏ thành một số kiểu cài đặt như sau:

Hệ thống giá đỡ không có đường ray: Kiểu này không sử dụng bất kỳ đường ray nào để gắn tấm pin vào các mái dốc. Thay vào đó, sẽ sử dụng ốc-vit và bu lông để gắn trực tiếp các tấm pin vào mái nhà. Loại này nếu xét ở Việt Nam thì là loại phổ biến nhất bởi phần lớn kiểu kiến trúc ở nước ta là mái dốc.

Mái nhà có thể bị hư hại bởi các tấm pin mặt trời không 2

Hệ thống gắn ray: Gắn một bộ ray lên mái nhà bằng ốc vít và bu lông. Mỗi tấm có thể được gắn vào các đường ray bằng việc sử dụng một bộ kẹp.

Hệ thống hàng ray: Một biến thể của hệ thống gắn ray. Sẽ bao gồm một vài đường ray tạo thành hàng song song, mỗi hàng ray sẽ gắn nhiều tấm pin lên.

Mái nhà có thể bị hư hại bởi các tấm pin mặt trời không 3

Tham khảo về: Những điều cần biết khi lắp đặt hệ thống trên mái nhà

Hệ thống năng lượng mặt trời trên nóc sẽ ảnh hưởng đến mái nhà như thế nào?

Việc lắp đặt các bảng pin mặt trời trên mái nhà trông có vẻ không mang lại nhiều sự tính toán về các con số, nhưng trong thực tế đòi hỏi phải đo đạc một vài kích thước cần thiết để có thể lắp đặt chuẩn xác.

Mỗi tấm pin sẽ có trọng lượng tương đối nặng khoảng 15 – 30 kg tuỳ loại. Bạn có thể hình dung một hệ thống sẽ có khoảng 10 – 15 tấm, như vậy phải đảm bảo được mái nhà của bạn còn tốt và có thể chịu được tổng khối lượng 150 – 450 kg trong suốt 25 năm tồn tại của các tấm pin.

Đó là lý do tại sao các chuyên gia trước khi cài đặt phải xem xét đến tình trạng hiện tại và tuổi thọ của mái nhà một cách cẩn thận. Nếu mái đã quá cũ nên thay mới mái nhà và lắp đặt hệ thống điện mặt trời cùng lúc như vậy sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều về chi phí trong tương lai.

Ngoài ra, các kỹ thuật viên phải tính đến nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến tải trọng của mái nhà như trời mưa to, tuyết rơi, mưa đá sẽ khiến trọng lực mà mái nhà sẽ phải chống chịu lớn hơn.

Một thực tế quan trọng khác cũng cần tính đến là mái ngói cần được xem xét đến trường hợp khí hậu gió lớn có thể thổi tung các tấm ngói lỏng lẻo sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống điện mặt trời của bạn.

Tất cả những việc xem xét này đều rất quan trọng và bạn không thể giải quyết triệt để nếu không có sự hỗ trợ của các chuyên viên kỹ thuật trong ngành. Lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời trên mái dốc cần khoan lỗ để bắt ốc-vít nên sẽ phải có phương pháp hợp lý để tránh bị rò rỉ nước vào nhà khi trời mưa.

Mặc dù có những bất cập khiến bạn phải lưu ý và thực hiện nhiều công việc phức tạp nhưng cũng không thể không kể đến một lợi ích to lớn từ các tấm pin là bảo vệ mái nhà. Nó giúp che cho mái ngói của bạn tránh khỏi các tác nhân môi trường bất lợi như mưa đá, tuyết và các vật thể rắn khác. Hơn nữa, cũng có những chứng minh rằng các bảng pin năng lượng giúp giảm nhiệt bên trong ngôi nhà bạn vì mái không phải hứng chịu trực tiếp bức xạ của mặt trời.

Về cơ bản, chúng tôi phải nói với bạn rằng việc cài đặt hệ thống PV trên nóc nhà cần phải có quy trình phương pháp kỹ thuật chính xác, nếu không được thực hiện đúng cách có thể làm hư hại đến ngôi nhà của bạn.