Tìm hiểu về phương pháp trồng rau thủy canh

Có lẻ phương pháp trồng rau thủy canh còn khá mới mẻ ở nước ta, tuy nhiên nó đã khá phổ biến và ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta mới dần làm quen và ứng dụng với mô hình này, tuy nhiên chúng tôi tin rằng mô hình này sẽ dần phổ biến trong tương lai gần, nhất là ở các hộ gia đình. Vì sao chúng tôi lại nói thế: vì tình hình an toàn thực phẩm hiện, nhiều người không tin tưởng vào “rau sạch” và muốn tự mình tạo ra “rau sạch”, các mô hình này trồng khá dễ, đặc biệt là trồng trong nhà với các đèn led được bán phổ biến trên thị trường. Mô hình trồng rau thủy canh có nhiều ưu điểm hơn trồng trên đất như: tận dụng được mọi không gian sân vườn và trồng khá đơn giản, đặc biệt là những hộ gia đình chung cư….

Vậy để hiểu rõ hơn về mô hình này, xem bạn có thể áp dụng được hay không nhé, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về mô hình trồng rau thủy canh:

Mục lục

Phương pháp trồng thủy canh là gì?

Thủy canh là trồng cây trong dung dịch khác đất, bạn có thể trồng trực tiếp vào môi trường dinh dưỡng hoặc giá thể, các giá thể có thể là cát, trấu, vỏ xơ dừa, than bùn, …

Thủy canh còn được gọi là “trồng cây trong nước” hay “trồng cây không cần đất”. Ngày nay công nghệ trồng thủy canh dần hoàn thiện, hướng đến những nông sản sạch, xanh, không gây ô nhiễm. Bạn có thể trồng: Quy mô gia đình nhỏ lẻ: có thể chậu hoa hay rau xanh phát triển mạnh mẽ không cần đất nơi góc sân thượng, lan can, bậu cửa. Quy mô lớn: những nhà kính trồng hoa, rau, củ, quả… phát triển sạch, năng suất cao, chủ động, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn. Hơn thế nữa vì nó trồng không cần đất nên có thể tiết kiệm không gian với thiết kế thành nhiều tầng để mở rộng diện tích sản xuất.

Phân loại các mô hình trồng thủy canh:

Mô hình này thường được trồng trên các máng, có thể bằng nhựa, hay bê tông, thủy tinh, kim loại và gỗ. Các máng trồng cây nên được che nắng cẩn thận để không cho các loại tão, rong rêu phát triển trong dung dịch thủy canh. Dưới đây là các mô hình trồng thủy canh phổ biến được ứng cho phù hợp với điều kiện từng nơi.

 

Hệ thống dạng bấc (wick system):

Đây có thể được xem là mô hình đơn giãn nhất, như tên gọi của nó, bí quyết của hệ thống này nằm ở chỗ sợi bấc. Đặt một đầu của sợi bấc hút sao cho chạm vào phần rễ cây. Đầu kia đặt chìm trong dung dịch dinh dưỡng. Nó đóng vai trò làm nhiệm vụ hút nước và dung dịch dinh dưỡng để cung cấp cho rễ cây đủ nước và chất dinh dưỡng để phát triển.

 

Hệ thống thủy canh tĩnh (water culture):

Hệ thống này thường thùng hay nước chứa dung dịch thủy canh, phần giá giữ cây thường làm bằng chất dẻo nhẹ như xốp và đặt nổi ngay trên dung dịch dinh dưỡng, rễ cây sẽ ngập chìm trong nước có chứa dung dịch dinh dưỡng. Vì môi trường thiếu khí oxy nên cần thêm máy bơm để bơm khí vào khối sủi bọt để cung cấp oxy cho rễ. Hệ thống thủy canh này thì ứng dụng phổ biên hơn trong dạy học. Nó ít tốn kém, có thể tận dụng bể chứa nước hay những bình chứa không rỉ khác.

 

Hệ thống ngập & rút định kỳ (ebb và flow system):

Khác với hệ thống thủy canh tĩnh, phần rễ cây luôn chìm trong nước chỉ thích hợp cho một số ít cây trồng. Hệ thống này sẽ có một máy bơm điều khiển để bơm dung dịch dinh dưỡng vào khay trồng và rút ra theo chu kỳ sẵn. Quá trình đó giúp cho rễ cây không phải lúc nào cũng ngập trong nước để “thở” một cách tự nhiên, tránh trường hợp ngập, úng. Hệ thống này thường được áp dụng cho mô hình aquaponics: là mô hình kết hợp giữa aquaculture (nuôi trồng thủy sản) và hydroponics (nuôi trồng thủy canh), nó là một mô hình khép kín, tận dụng triệt để lợi ích của tôm cá và cây trồng dựa trên cơ chế cộng sinh.

Hệ thống nhỏ giọt (Drip systems):

Hệ thống nhỏ giọt là loại hệ thống trồng thủy canh được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Máy bơm sẽ bơm dung dịch dinh dưỡng lên, cung cấp trực tiếp vào gốc cây trồng theo những đường ống nhỏ giọt theo định kỳ. Dung dịch dinh dưỡng dư chảy xuống sẽ được thu hồi trong bể để tái sử dụng lại. Ưu điểm của hệ thống này là tận dụng dung dịch dinh dưỡng khá hiệu quả, nước dư ra được tái sử dụng, không bị lãng phí. Thường được ứng dụng để trồng cây thảo mộc và các loại hoa, các loại cây ăn trái như cà chua, dưa leo, dưa lưới, ớt,…

 

Hệ thống “màng dinh dưỡng” NFT:

Hệ thống màng dinh dưỡng (Nutrient Film Technique): dung dịch dinh dưỡng được bơm liên tục vào các ống thủy canh chuyên dụng và chảy qua rễ của cây, sau đó chúng chảy về bồn chứa để tái sử dụng. Thông thường, trong hệ thống màng dinh dưỡng này không cần dùng thêm chất trồng, giúp tiết kiệm chi phí thay chất trồng sau mỗi vụ mùa. Hệ thống này thường sử dụng trong quy mô lớn với mục đích thương mại.

 

Khí canh (Aeroponics):

Khí canh là hệ thống thủy canh dạng kỹ thuật cao nhất. Giống như hệ thống màng dinh dưỡng, chất trồng ứng dụng trong hệ thống này chủ yếu là không khí. Rễ phơi trong không khí và được phun sương bằng dung dịch dinh dưỡng. Việc phun sương thường được thực hiện vài phút một lần, cây sẽ vừa có đủ thức ăn, vừa có đủ nước uống và luôn có không khí cho cây phát triển.. Mô hình này thường được ứng dụng vào việc trồng cây khoai tây hiện nay.

 

Ưu và nhược điểm của kỹ thuật trồng Thủy canh:

Về ưu điểm:

– Mô hình này không cần đất, chỉ cần không gian để đặt hộp dụng cụ để trồng, như thế là có thể triển khai được kỹ thuật này, nhất là những vùng đất cằn cỗi như ở hải đảo, vùng núi xa xôi cũng như tại gia đình sân thượng, ban công

– Không cần làm đất, làm cỏ, không cần tưới nước

– Không cần đến thuốc trừ sâu

– Trồng được nhiều vụ, kể cả trái vụ, vì vậy sẽ cho năng suất cao

– Sản phẩm sạch, an tâm, giàu dinh dưỡng

– Không có chất độc hại, không gây ô nhiễm môi trường.

– Không cần nhiều nhân lực, dễ dàng thực hiện.

Nhược điểm:

– Chi phí đầu tư ban đầu cao, nhưng so với chi phí phải trả để diệt sâu bệnh và côn trùng, thuê nhân công thì không phải là nhiều và các thiết bị, máy móc của mô hình này sử dụng được nhiều lần.

– Để hiệu quả đòi hỏi đến chuyên môn kỹ thuật.

– qua quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, cây trồng sẽ làm thay đổi độ pH trong dung dịch thủy canh, vì vậy cần điều chỉnh pH mỗi ngày. Giá trị pH nên từ khoảng 5.8 – 6.5. Khi giá trị pH càng xa khoảng này thì càng ảnh hưởng xấu đến cây trồng.

– Một vấn đề nữa là yếu tố thay đổi đột ngột của môi trường cũng như việc cung cấp chất dinh dưỡng hay tưới nước không đúng cách có thể gây ra những triệu chứng rối loạn sinh lý ở cây (như hiện tượng thối quả cà chua, nứt quả cà chua).

Một số mô hình trồng rau thủy canh phổ biến:

Mô hình giàn thẳng đứng:

Mô hình cắt ngang:

Kệ trồng rau thủy canh chữ A:

Mô hình trồng rau thủy canh giàn treo:

Trên đây là những điều cần biết về mô hình trồng rau thủy canh, nếu bạn muốn thử nghiệm với mô hình này có thể tham khảo thêm. Nếu bạn muốn ứng dụng mô hình này ngay tại nhà, nơi thiếu ánh sáng có thể tham khảo các mẫu đèn trồng rau thủy canh trong nhà.

Tham khảo bài viết: Trồng rau thủy canh nên chọn loại đèn led nào?