Đèn chiếu sáng ngoài trời cần bao nhiêu lumens?

Đã qua rồi cái thời của bóng đèn sợi đốt được biết đến với mức tiêu thụ năng lượng quá cao. Một số nơi vẫn sử dụng đèn huỳnh quang và đèn hơi natri, đèn hơi thủy ngân là cần thiết để cung cấp ánh sáng cường độ cực cao.

Tuy nhiên, nhìn chung đèn huỳnh quang compact (CFL) và đèn điốt (LED) đã trở nên rất phổ biến để sử dụng cho gia đình nhờ tuổi thọ cao và tiêu thụ điện năng cực thấp.

Mức nhiệt do CFL và bóng đèn LED tạo ra cũng thấp hơn, vì vậy hai loại bóng đèn này đã trở nên rất phổ biến. Với sự ra đời của các loại đèn này, bạn có thể biến đèn sử dụng năng lượng mặt trời thành một lựa chọn khả thi, giúp tiết kiệm chi phí, tiện dụng hơn.

Một vấn đề nữa bạn quan tâm là độ sáng của bóng đèn, đặc biệt nếu bạn sẽ sử dụng chúng ngoài trời, chúng có cung cấp đủ độ sáng hay không? Vì thế vậy quan trọng khi bạn mua đèn năng dùng với mục đích chiếu sáng là quan tâm đến Lumens của đèn.

Mục lục

Mức Lumens khuyến nghị cho một số loại đèn năng lượng mặt trời:

Dưới đây là danh sách các loại đèn ngoài trời khác nhau và mức lumen bạn nên chọn. Thật tốt khi biết bạn cần bao nhiêu lumens để hoàn thành công việc.

Loại đèn Solar Mức lumens đề xuất
Đèn pha 700-1300 Lumens
Đèn cảm biến năng lượng mặt trời 300-700 lumens
Đèn chiếu sáng 150-300 Lumens
Đèn trụ 120-180 Lumens
Đèn cảnh quan (đèn rọi vườn) 50-100 Lumens
Đèn cắm đất 100-200 Lumens
Đèn hồ bơi 200-400 lumens
Đèn tường 50-185 Lumens

Các yếu tố ảnh hưởng đến độ sáng của đèn ngoài trời:

Đèn chiếu sáng ngoài trời có mức độ chiếu sáng khác với đèn trong nhà. Có một vài yếu tố ảnh hưởng đến độ sáng của đèn:

Màu nền:

Nếu khu vực chiếu sáng được sơn màu tối hoặc có tường màu tối, đèn có xu hướng bị hấp thụ và bạn phải sử dụng các bóng đèn có cường độ cao hơn.

Có nhiều vật cản:

Nếu không gian của bạn có nhiều vật thể trong khu vực được thắp sáng, thì bạn biết rằng bạn cần sử dụng nhiều bóng đèn hơn vì các vật thể sẽ đổ bóng, che khuất đi ánh sáng.

Vị trí lắp đặt:

Khi bạn lắp đặt đèn ở vị trí quá cao hay quá thấp so với mặt đất cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chiếu sáng của đèn.

Bụi bẩn bám lên đèn:

Vì đèn đặt ngoài trời nên rất dễ bị bụi bẩn bám vào lầm giảm độ sáng của đèn

Hướng đặt đèn:

Bạn cần biết nơi bạn muốn hướng đèn để chiếu sáng. Tại các điểm đó cần phải sáng và tập trung, nhưng trên một con đường bạn cần đặt khoảng cách vừa phải và cách đều nhau để chiếu sáng đủ lượng sánh sáng cho con đường.

Ưu điểm của đèn Solar:

Cho dù đó là một lối đi, một bãi đậu xe, sân vườn hoặc bất kì khu vực ngoài trời nào thì đèn năng lượng mặt trời là một lựa chọn tốt để bạn lựa chọn. Ưu điểm chính là đường dây điện được loại bỏ. Chúng cũng không cần bảo trì – một khi chúng được lắp đặt sao cho hứng được ánh sáng, chúng sẽ tự bật và tắt vào mỗi buổi tối và buổi sáng. Một ưu điểm nữa là chúng có độ bền cao với chỉ số IP cao. Sau khi được lắp đặt, mặc dù chi phí lắp đặt ban đầu tương đối cao hơn so với đèn chiếu sáng thông thường, nhưng về lâu dài sẽ tiết kiệm chi phí hơn.

Kết:

Như đã nói trên, có một số yếu tố bạn cần xem xét trong khi chọn đèn năng lượng chính là cường độ ánh sáng cần thiết (được đo bằng lumens) và khoảng cách độ dài và chiều rộng của khu vực cần chiếu sáng để ước tính số lượng đèn phù hợp.

Ngoài ra cũng cần phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến độ sáng của đèn để biết cách giải quyết.

Với tất cả những điều này, bạn sẽ không gặp nhiều vấn đề trong việc thiết lập một hệ thống đèn chiếu sáng sử dụng năng lượng mặt trời hiệu quả, giúp không gian ngoài trời của được chiếu sáng tốt nhất và tiết kiệm nhất.

Tham khảo thêm một số khai niệm khác của đèn: